Viêm họng cấp là một trong các bệnh thường gặp nhất, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và được điều trị đúng cách. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Hồng Vân sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức bổ ích trong việc điều trị Viêm Họng Cấp.
Viêm mũi họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng, thường kết hợp với viêm amidan
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp
Bệnh thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một đợt nhiễm virus làm sức đề kháng giảm sút, là điều kiện cho vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, đặc biệt là đặc biêt là liên cầu Beta tan huyết nhóm A có sẵn trong mũi họng hoặc lây lan qua nước bọt, nước mũi, ho, hắt hơi … bùng phát
Vi khuẩn chiếm 20-40% tổng số viêm mũi họng gồm: Liên cầu Beta tan huyết nhóm A, B, C, G, Haemophilus Influenzae, tụ cầu vàng, Morraxella catarrhalis, các vi khuẩn kị khí.
Do virus chiếm 60 – 80% gồm: Adenovirus, Virus cúm, Virus para – Influenzae, Virus Coxsakie nhóm A, B, Virus Herpes, Virus Zona, Epstein Barr Virus (E.B.V)
Dấu hiệu chẩn đoán
Lâm sàng
Toàn thân: Số 38 – 39 độ, sốt cao 40 độ C ở trẻ em, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, chán ăn
Cơ năng: Nuốt đau, đau nhói lan lên tai, ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm, ngạt mũi, chảy mũi nước, lúc đầu trong nhầy, sau đục, mất tiếng hoặc khàn nhẹ
Thực thể: Niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết, trẻ em thường sưng to 2 amidan, sung huyết, có những chấm mủ trắng ở 2 amidan. Niêm mạc mũi sung huyết, xuất tiết nhầy, có thể có sưng hạch góc hàm, ấn đau nhẹ…
Cận lâm sàng
Viêm mũi họng cấp không cần xét nghiệm. Nếu bị nặng kéo dài thì phải làm kháng sinh đồ để điều trị có hiệu quả hơn. Nếu nghi là các bệnh lây nhiễm cần xét nghiệm để phòng dịch
Chẩn đoán phân biệt
Cần xác định nguyên nhân chính gây nên viêm mũi họng ở một số trường hợp như dị vật mũi gây viêm mũi cấp thường chỉ điều trị một bên, viêm mũi họng trong giai đoạn đầu một số bệnh nhiễm trùng lây như sởi, thủy đậu, cảm cúm… Lúc này điều trị bệnh chính gây ra là quan trọng chứ không chỉ triệu chứng về mũi họng
Nguyên tắc điều trị
Viêm họng ở người lớn thường chỉ gây khó chịu chứ ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên viêm họng ở trẻ em có thể gây những vấn đề phức tạp thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là trong những trường hợp đặc biệt như viêm họng do vi khuẩn bạch hầu.
Điều trị kháng sinh: Theo kinh nghiệm, dịch tễ, các phác đồ kháng sinh thường dùng
- Peniciline V uống 50 – 100 UI/kg cho trẻ, 3 triệu UI cho người lớn, chia 3 lần trong ngày, trong 10 ngày.
- Peniciline chậm loại Benzathin-Peniciline G liều 600.000 UI cho trẻ dưới 30kg; 1,2 triệu UI cho trẻ trên 30kg và 2,4 triệu UI cho người lớn
- Cephalosporine thế hệ 1, 2 (Cephalexin, Cefuroxim,… ) hoặc Peniciline A (Amoxiciline)
- Nếu dị ứng Peniciline thì thay bằng nhóm Macrolide, Roxithromycin, Azithromycin, Dirithromycin, trong 5-7 ngày
- Tốt nhất là điều trị theo kháng sinh đồ nếu có kết quả xét nghiệm sớm, phải thay đổi thuốc kịp thời
Hạ sốt, kháng viêm, giảm đau: Paracetamol, Anphachymotrypsine, Aspirine
Sát trùng họng: Các nước súc miệng thông thường
Nhỏ mũi sát khuẩn: Nước muối sinh lý
Co mạch
Chống dị ứng
Chế độ dinh dưỡng: Nhiều chất, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, cung cấp các loại trái cây, nhiều vitamin C, B1
Tiên lượng và biến chứng viêm họng cấp
Tiên lượng
Nếu viêm mũi họng do virus thì chỉ sau 3-5 ngày là tự khỏi, các triệu chứng giảm dần rồi hết
Nếu viêm mũi họng do virus bị bội nhiễm đặc biệt bội nhiễm liên cầu bệnh sẽ kéo dài hơn, cần điều trị kháng sinh có hệ thống nếu không dễ bị biến chứng
Biến chứng
Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy, áp xe quanh Amidan, áp xe thành sau, thành bên họng, biến chứng viêm mũi xoang cấp, viêm tấy hoại thư vùng cổ họng ít gặp, nhưng nếu gặp thì tiên lượng rất nặng
Biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Biến chứng xa: Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, choáng nhiễm độc liên cầu, có thể nhiễm trùng máu
Phòng bệnh
Nâng cao mức sống để tăng sức đề kháng cơ thể, sống trong môi trường trong sạch, không ô nhiễm
Phòng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, vệ sinh răng miệng tốt, tiêm chủng mở rộng triệt để cho trẻ em, điều trị tích cực các bệnh mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, VA bệnh nhân đang mắc mạn tính
Ngoài những biện pháp phòng bệnh kể trên, các bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Tránh tiếp xúc quá gần người bệnh, mang khẩu trang y tế để dự phòng lây nhiễm
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
- Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh
- Tránh hút thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm
Tin liên quan
Bí kíp giúp người bị viêm xoang vẫn thoải mái ngồi điều hòa cả ngày
[...]