Bệnh mạch vành là gì? Cách phòng tránh bệnh mạch vành cho mọi đối tượng

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất hiện nay và đang có xu hướng không ngừng gia tăng. Vậy bệnh mạch vành là gì? Hiểu đúng về bệnh lý này sẽ giúp chúng ta có đủ kiến thức để phòng ngừa nó.

Bệnh mạch vành là gì? Cách phòng ngừa bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là gì? Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là gì? Có nguy hiểm không

Các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch gây ra bệnh lý mạch vành
Các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch gây ra bệnh lý mạch vành

Bệnh mạch vành là gì? Bệnh mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong.

Các động mạch trong trở nên cứng và hẹp hơn, mất sự mềm mại, đàn hồi do sự xuất hiện của các mảng bám như cholesteron và các chất khác, gọi là xơ vữa động mạch

Bệnh mạch vành rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh do cản trở sự lưu thông máu qua động mạch, hậu quả là cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Theo thời gian, bệnh mạch vành khiến cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu, dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mạch vành là do sự lắng đọng cholesteron trong máu, làm tổn thương lớp lót trên thành mạch gây viêm tại vị trí này.

Khi đó, một lượng lớn tiểu cầu và tế bào miễn dịch được tập trung về đây để chữa viêm. Về sau, những tế bào này kết dính với cholesteron và canxi lắng đọng tạo nên các mảng xơ vữa trên thành mạch.

Khi các mảng xơ vữa dày lên, chúng bong ra và làm tổn thương thành mạch. Các mảng xơ vữa bong ra dần hình thành cục máu đông và cản trở máu lưu thông. Khi đủ lớn, nó sẽ làm tắc hoàn toàn mạch vành và gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Ngày nay, rất nhiều trường hợp các bạn trẻ dưới 40 tuổi bị bệnh mạch vành và đột quỵ đột ngột do lối sống thiếu khoa học: Ít vận động, có chế độ ăn không cân bằng, nhiều cholesteron, sử dụng nhiều chất kích thích… là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mạch vành.

Các triệu chứng của bệnh mạch vành là gì

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy từng trừng hợp nhưng phổ biến nhất là các cơn đau thắt ngực.

Đau thắt ngực là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lý mạch vành
Đau thắt ngực là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lý mạch vành

Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực rất lớn. Đôi khi có thể là đau âm ỉ hay nhói buốt, bỏng rát.

Cơn đau thường xuất hiện ở vùng ngực dưới xương ức, sau đó đau lan lên cổ, hàm, bả vai và hai cánh tay.

Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị hẹp mà cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thường xuyên hay không

Các triệu chứng khác của bệnh mạch vành còn có khó thở, bị chuột rút, mệt mỏi kiệt sức, ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu.

Các biến chứng của bệnh mạch vành

Biến chứng của bệnh mạch vành thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim, suy tim và rối loạn nhịp tim

Nhồi máu cơ tim

Khi các mảng xơ vữa trong lòng động mạch đủ lớn và bong tách khỏi thành mạch, lơ lửng trong dòng máu tạo thành các cục máu đông.

Nó kéo theo các sợi đông máu và tiểu cầu để tăng kích thước, thậm chí đủ để bít kín mạch vành, ngăn ngừa sự lưu thông máu.

Khi một động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời

Suy tim

Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu không đủ khả năng bơm máu để cung cấp cho các nhu cầu sống của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.

Người bệnh suy tim sẽ bị suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống. Nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù.

Rối loạn nhịp tim

Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc không đều.

Nguyên nhân là do các tín hiệu điện điều phối nhịp đập của tim hoạt động bất thường. Hầu hết rối loạn nhịp tim đều vô hại, nhưng một số trường hợp có thể nghiêm trọng, đe dọa tính mạng do khi loạn nhịp, tim không cung cấp đủ máu cho cơ thể. Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng đến não, tim và các cơ quan khác.

Cách phòng ngừa và hạn chế hậu quả của bệnh mạch vành

Thường xuyên vận động giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Duy trì thói quen vận động: Những người lười vận động có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch cao gấp đôi người khác. Vì vậy, nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện bất cứ môn thể thao nào phù hợp với bạn. Nó không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ huyết áp cao và cholesteron cao.

Có một chế độ ăn cân bằng: Nên duy trì thói quen ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, trái cây, rau quả tươi và ngũ cốc. Cần kiểm soát lượng muối tiêu thụ không quá 6g mỗi ngày vì ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Ngoài ra, cũng cần hạn chế chất béo xấu như thịt mỡ, xúc xích, bơ, phô mai, đường… Thay vào đó bổ sung cá, bơ trái, các loại hạt và dầu thực vật. Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Sử dụng bổ sung các sản phẩm bổ tim, bền mạch, thông huyết để có một trái tim khỏe và hạn chế tác hại của các bệnh lý tim mạch