Hà Nội: Ca dương tính SASR-CoV-2 sau 23 ngày mới phát hiện

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tính đến trưa 6/4, Hà Nội có thêm 2 ca dương tính trong đó có 1 trường hợp đầu tiên 23 ngày mới phát hiện.

Sáng 6-4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Ông Chung dành nhiều thời gian nói về bệnh nhân mới phát hiện dương tính tối 5-4, người huyện Mê Linh.

“Đây là bệnh nhân 47 tuổi, đến khám tại khoa miễn dịch dị ứng – Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-3. Đến ngày 4-4, Trung tâm Y tế huyện Mê Linh lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố xét nghiệm, đến tối 5-4 cho kết quả dương tính với COVID-19.

Như vậy là 23 ngày sau khi vào khám ở bệnh viện Bạch Mai mới cho kết quả xét nghiệm dương tính” – ông Chung nêu.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 1575426373-3e9b914a7bb3071dda65073688b5532d.jpg
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Từ trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19 sau 23 ngày, ông lưu ý những trường hợp có thời gian ủ bệnh hơn 14 ngày đã được nêu tại nhiều cuộc giao ban phòng chống dịch.

Một trường hợp mắc COVID-19 mới cũng được ông Chung nêu ra, đó là trường hợp tại khu cách ly tập trung ở Trường đại học FPT.

Đó là 1 bệnh nhân 35 tuổi (trú tại Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhập cảnh từ 25-3, lần đầu xét nghiệm âm tính nhưng lần 2 lại cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, hiện chưa thể dự báo được thời điểm kết thúc.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là ca6-4-1586130158029326656028.jpg
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Vì vậy, ông Nguyễn Đức Chung báo động và lo ngại về một cuộc “đại khủng hoảng kinh tế kép” trên thế giới, từ nền kinh tế thế giới để nhìn vào kinh tế trong nước, nền kinh tế của Việt Nam là xuất khẩu, vì thế sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Về trang thiết bị y tế, ông Nguyễn Đức Chung lo ngại về việc xảy ra khủng hoảng toàn cầu về trang thiết bị y tế trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới nhu cầu về vật tư tiêu hao thiết yếu đã tăng 2.000%. Có nước trang thiết bị y tế đáng lẽ ra dùng 1 lần nhưng đến nay phải khử khuẩn để dùng lại.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hiện nay người dân đến bệnh viện giảm 50%, tuy nhiên “tới đây khi hết dịch, người dân sẽ ồ ạt đến khám chữa bệnh thì phải làm sao?” – ông Nguyễn Đức Chung đặt vấn đề và đề nghị cơ quan chức năng phải mua đầy đủ các trang thiết bị y tế, tích trữ để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.

“Thời gian này là thời gian vàng để chúng ta chuẩn bị chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi. Nếu vỡ trận thì ngành y tế vỡ đầu tiên” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội lưu ý.

Lần đầu có ca dương tính SASR-CoV-2 sau 23 ngày mới phát hiện. Ảnh: Internet
Lần đầu có ca dương tính SASR-CoV-2 sau 23 ngày mới phát hiện. Ảnh: Internet