Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí bệnh COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Theo Bộ Y tế, đa phần phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 thường có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, một số ít mắc ở thể nặng.
Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV và MERS-CoV cho thấy, không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai, đồng thời, chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa COVID-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm virus trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh do virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh,…
Do đó, để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.

Đặc biệt, cần phải tổ chức phân luồng, sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 ngay tại nơi đón tiếp. Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng phụ nữ mang thai đến khám. Khi có dấu hiệu nghi ngờ thì chuyển đối tượng này vào khu khám cách ly.
Các cơ sở y tế phải thực hiện khám thai thường quy. Đối với những trường hợp nghi nhiễm COVID-19 thì phải phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán. Bố trí phòng sinh riêng cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm và nhiễm COVID-19.
Đối với phụ nữ mang thai, các bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh), cơ sở cần hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh. Đồng thời, cần che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
Người bệnh cần hạn chế di chuyển trong cơ sở y tế. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 phải được xem như là có phơi nhiễm với COVID-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định, để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa COVID-19.
Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm COVID-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non, thai suy,…) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ…). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và thai nhi.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện chỉ đạo tuyến sản, nhi chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.
Tin liên quan
Thuốc tăng sinh lý nữ của nhật nào được ưa chuộng nhất hiện nay?
[...]
Công ty CPDP & TBYT Nhật Đức phối hợp cùng Đoàn Sĩ quan quân y dự bị khóa 5 khám chữa bệnh tại Điện Biên
[...]
Công ty CPDP & TBYT Nhật Đức đồng hành cùng cuộc thi “Tìm kiếm tài năng ngành làm đẹp 2021 – KV phía Nam”
[...]
Nha Trang 2020 – Hành trình “Who am i” cùng DuoPharma
[...]
Công ty CPDP TBYT Nhật Đức cùng thành đoàn Hà Nội & trường đại học Đại Nam tài trợ chương trình khám chữa bệnh miễn phí
[...]
Hà Nội nguy cơ xuất hiện dịch sốt xuất huyết
[...]
Tác hại nghiêm trọng của virus Zika với mẹ bầu và trẻ nhỏ
[...]
Chi phí điều trị cho phi công người Anh đã lên đến gần 5 tỷ đồng
[...]
Thông tin về sức khỏe bác gái bệnh nhân 17 – Người mắc COVID-19 điều trị lâu nhất Việt Nam
[...]
4 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 203 BN đã phục hồi
[...]
Kiến nghị kéo dài cách ly xã hội thêm ít nhất 1 tuần để phòng chống Covid-19
[...]
4 nguyên tắc mẹ bầu tuyệt đối cần tuân thủ trong mùa dịch COVID-19
[...]