Dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè, nếu thường xuyên phải làm việc hoặc đi lại ngoài trời có thể gây ra tình trạng bỏng nắng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể làm dịu da bằng những cách đơn giản dưới đây.
Mục lục
1. Nước lạnh
Ngay sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da có biểu hiện như đỏ, phồng rộp, đau rát,… nên ngâm vùng da trong nước lạnh để nhanh chóng giảm nhiệt tại chỗ. Nước mát sẽ giúp da hạ nhiệt và làm chậm quá trình cháy nắng. Có thể tắm bằng vòi hoa sen để làm dịu diện bỏng. Sau đó dùng khăn sạch mềm để thấm khô da.
Sau khi thấm khô vùng da bị bỏng nắng, nếu có điều kiện có thể bôi kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ thảo dược để làm dịu da, dưỡng ẩm và tái tạo những tế bào bị tổn thương. Sau khi dưỡng ẩm da từ bên ngoài, bạn cần làm mát da từ bên trong bằng cách uống nhiều nước.
2. Cà chua
Trong cà chua có nhiều dưỡng chất như Vitamin C, Vitamin E, Kali, Sắt và Carotene giúp làn da trắng sáng, phục hồi những tổn thương nhanh hơn. Đặc biệt, trong cà chua giàu Lycopene, chất giúp chống oxy hóa, giảm phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím, tăng sức sống và sức đề kháng cho da.
Nếu bạn bị bỏng nắng, hãy cắt đôi quả cà chua và chà xát trên tất cả các khu vực bị bỏng nắng. Hoặc thêm 2 cốc nước ép cà chua vào bồn tắm nước lạnh.
Nếu kết hợp cà chua với sữa còn cho bạn hiệu quả cao hơn rất nhiều. Cách làm là trộn 1/4 cốc nước ép cà chua với 1cốc sữa và thoa lên các khu vực bị cháy nắng của bạn.
3. Sữa tươi
Sữa tươi là một trong những biện pháp chữa bỏng nắng tốt nhất được sử dụng từ rất lâu đời. Trong thành phần của sữa tươi có chất béo, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp da mềm mịn hơn, đào thải các chất có hại cho da.
Bạn có thể pha một lượng sữa vào bồn tắm để tắm hoặc sử dụng một miếng khăn mát ngâm trong sữa thoa lên người nếu bạn vẫn chưa cảm nhận được cảm giác ngâm mình trong sữa. Làn da bị cháy nắng sẽ dịu mát và bớt đau ngay lập tức.
Ngoài ra, uống sữa tươi mỗi ngày cũng là 1 trong những cách làm đẹp da rất hiệu quả. Uống sữa tươi có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp da sáng và căng mịn hơn. Đây có thể xem là 1 cách chữa cháy nắng từ bên trong.
4. Nha đam
Nha đam chứa hoạt chất Polysaccharide có tác dụng phục hồi vùng da bị cháy nắng, giảm đau rát, và làm sáng da.
Chất gel từ bên trong nha đam này sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành vết cháy nắng và giữ ẩm cho da.
Bạn có thể sử dụng nha đam tươi bằng cách:
– Tách 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ rửa sạch.
– Tiếp đó cạo lấy phần nhựa trong ruột lá hoặc phần thịt và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng
– Sau đó đắp lên các vùng da bị cháy nắng, nhẹ nhàng massage vùng da đó khoảng 15 phút để nhựa nha đam có thể thẩm thấu vào da.
– Cuối cùng hãy rửa lại thật sạch vùng da đó bằng nước lạnh.
Phương pháp chữa cháy nắng tại nhà với nha đam này có thể thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
5. Mật ong
Mật ong là 1 nguyên liệu tự nhiên với khả năng giúp giữ ẩm, phục hồi da, kích thích tái tạo tế bào mới. Trong thành phần của mật ong có rất nhiều thành phần có lợi như Vitamin A, B, C, E cùng các khoáng chất thiết yếu như Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Kali (K), Canxi (Ca), Magie (Mg), Natri (Na).
Đắp mật ong lên vùng da bị cháy nắng với độ dày khoảng 1,5 cm và trải đều ra khắp bề mặt. Giữ nguyên khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước mát.
Tiếp tục sử dụng mật ong 2-3 lần/ngày cho đến khi tình trạng đau rát trên da giảm bớt. Mật ong có khả năng chống viêm, giảm cảm giác đau rát và ửng đỏ từ những vết cháy nắng trên da 1 cách nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể trộn mật ong với nước cốt chanh theo thỉ lệ 80/20. Trộn sữa và mật ong theo tỉ lệ 50/50 cũng là công thức tốt chăm sóc da cháy nắng. Có một lưu ý là không sử dụng nước cốt chanh quá nhiều vì nó có thể gây ngứa.
6. Trà xanh
Các loại trà từ trà tươi đến trà khô đều chứa nhiều chất catechin và flavonoid, có tác dụng xoa dịu các cảm giác nóng, rát do cháy nắng. Các chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng và ung thư da.
Có rất nhiều cách để làm dịu làn da cháy nắng bằng trà xanh. Pha trà thật đặc và để mát trong tủ lạnh. Phun trà lạnh lên diện tích làn da bị cháy hoặc ngâm khăn mềm trong trà và áp vào các khu vực bị cháy nắng. Hoặc, bạn có thể cho 4-6 túi trà vào bồn nước mát rồi ngâm mình trong đó.
7. Giấm táo
Axit axetic trong giấm táo làm giảm đau, ngứa và viêm. Bạn có thể dùng khăn thấm với giấm táo, sau đó thoa lên các vùng da bị cháy nắng.
Hoặc bạn có thể cho giấm và nước vào một bình xịt và xịt lên các vùng bị cháy nắng để làm giảm ngứa rát và đau. Chú ý tránh xịt vào mắt và những vết thương hở. Bạn cũng có thể hòa 2-3 tách giấm vào nước tắm ấm. Không sử dụng giấm gạo mà nên thay thế bằng giấm táo.
8. Bột yến mạch
Bột yến mạch có khả năng chữa cháy nắng hiệu quả nhờ tính chống Oxy hóa và kháng viêm cao, giúp làm dịu tình trạng da.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Bạn hãy sử dụng bột yến mạch được nghiền mịn, pha vào bồn tắm với nước ấm và ngâm mình khoảng 15- 20 phút. Không sử dụng khăn lau khô để tránh làm tổn thương vùng da cháy nắng. Bạn có thể tắm với bột yến mạch 2 lần/ ngày.
Cách thứ hai là trộn lòng trắng trứng sống với bột yến mạch và thoa lên các vùng da bị cháy nắng. Sau khi hỗn hợp trên khô, se trên da, bạn rửa sạch trong bồn tắm hoặc dưới vòi hoa sen bằng nước mát.
Chữa cháy nắng bằng bột yến mạch còn có thể giúp làn da mềm mại và trắng sáng hơn.
Tin liên quan
Sinh lý phụ nữ tuổi 40 sẽ thay đổi như thế nào?
[...]
Nhu cầu sinh lý của phụ nữ theo độ tuổi khác nhau do đâu?
[...]
Thuốc tăng cường sinh lý nữ của Úc nào tốt nhất hiện nay?
[...]
Sinh lý phụ nữ tuổi trung niên thay đổi như thế nào?
[...]
Cách làm tăng cường sinh lý nữ khi ham muốn bị suy giảm
[...]
Phụ nữ ham muốn ở độ tuổi nào? Các yếu tố chi phối
[...]
Phụ nữ trên 50 tuổi còn ham muốn không?
[...]
Vợ không muốn gần gũi chồng: làm sao để cải thiện?
[...]
Tuổi hồi xuân của nữ giới là bao nhiêu? Cách nhận biết
[...]
Tác hại căng da mặt đối với làn da như thế nào?
[...]
Cách làm đẹp da mặt tại nhà hiệu quả, an toàn nhất
[...]
Sinh lý phụ nữ ở tuổi 45 sẽ thay đổi như thế nào?
[...]